Trước đó, ngày 28/5, nhà máy Tan Chong Subaru Thái Lan (TCSAT) thông báo sa thải mọi nhân viên và sẽ dừng lắp ráp xe từ 30/12. Hiện chưa rõ số phận của nhà máy này, có được bán lại cho đơn vị khác hay không.
Thí sinh xuất hiện trên gameshow Hẹn hò thần tốc - Ghép đôi như ýgây bão mạng xã hội đã chọn cách sống thứ hai. Cô cho rằng mình phải được người yêu cho tiền kinh doanh, chơi chứng khoán và đủ kiểu ‘chiều’ khiến dân mạng cảm thấy hoang mang.
Thật ra xã hội hiện nay có khá nhiều cô gái chọn cách sống thực dụng như trên. Họ mơ mộng mình là công chúa rồi ngày nào đó sẽ tìm được hoàng tử giống như câu chuyện cổ tích Lọ Lem mà khi xưa ta vẫn hay nghe mẹ kể. Thế nhưng các bạn quên rằng Lọ Lem cũng phải cố gắng, nỗ lực và có nhân cách đẹp thì mới lọt vào mắt xanh của hoàng tử.
Nhiều cô gái nghĩ bản thân có nhan sắc thì có thể dựa vào đó để đổi đời. Bằng chứng là sau khi rời quê lên phố, các cô thôn nữ đã lao vào các quán karaoke, beer pub... để kiếm tiền nhanh chóng, hòng tìm cho mình một đại gia nhằm thoát cảnh nghèo.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều nàng Lọ Lem chọn cách sống thực tế. Họ đặt ra quy chuẩn cho cuộc đời mình phải kiếm tiền bằng năng lực và khi yêu cũng phải ăn đồng chia đủ, chung tay xây dựng tổ ấm.
Có rất nhiều nữ sinh viên có nhan sắc sau khi ra trường dù chưa tìm được việc làm họ vẫn sẵn sàng đi bưng bàn, phục vụ. Tuyệt đối không xài tiền của người yêu hay tìm cách tiến thân bằng cách đánh đổi thể xác.
Có những cô diễn viên mới vào nghề chẳng thể tìm được một vai diễn chính cũng quyết định “dầm mưa dãi nắng” đóng vai phụ để học thêm kinh nghiệm. Họ chọn cách sống thực tế nhưng sạch và thanh cao.
Có thể nhiều cô gái trẻ nghĩ rằng chọn cách sống thực dụng là thông minh, nhạy bén và cá tính. Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó. Nhiều người lao vào chọn bạn trai đại gia vì khối tài sản khủng nhưng sau đó ê chề nhận ra mình chỉ là kẻ dự bị của hàng ngàn vệ tinh vây quanh anh ấy.
Rồi một ngày khi đã “cả thèm chóng chán”, hoảng tử kia cũng dễ dàng đá họ vào vệ đường lên yên ngựa tìm một nàng công chúa mới. Riêng nàng Lọ Lem cần cù, chăm chỉ thật sự thì lại khác. Họ tự chọn cách sống ‘thú vị’ cho cuộc đời mình sòng phẳng ngay từ lúc đầu nên tương lai sẽ rực rỡ như đóa hoa mẫu đơn khoe sắc trong cung điện.
Chẳng ai nỡ bỏ rơi một cô gái theo bạn từ lúc gây dựng cơ nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng họ sẽ dễ dàng xem bạn là một quân cờ khi phát hiện bạn đến với họ vì vật chất.
Sống thế nào đó là cách chọn của bạn. Yêu thế nào đó là cảm xúc và duyên trời định. Thế nhưng khi mang vật chất ra để làm thước đo đánh giá cho cách chọn bạn trai thực dụng của mình thì chẳng khác nào hướng giới trẻ đến lối sống lệch lạc về tư duy và định hướng tương lai.
Bạn không sai khi chọn người yêu giàu nhưng bạn sẽ sai nếu nghĩ mình có thể giàu lên từ cách đó.
Độc giả Đường Cung
Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Vui lòng gửi bài viết về email: [email protected] để bày tỏ quan điểm của bạn về vấn đề này. Trân trọng!" alt=""/>Gái xinh sống ‘dự bị’ kiểu thực dụng hay ‘thú vị’ kiểu thực tế?Khách sạn giá 0 đồng
Sau ngày dài tham gia các công tác thiện nguyện, Phạm Hà My (25 tuổi) trở về khách sạn Ambassador (Quận 1, TP.HCM) để nghỉ ngơi. My đến lưu trú tại khách sạn cao 12 tầng này sau khi một số người bạn của mình bị chủ nhà trọ không cho trở về phòng vì từng tham gia chống dịch.
My kể: “Trước khi vào khách sạn ở, tôi và nhóm bạn là tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch. Công việc của chúng tôi là đi lấy mẫu xét nghiệm. Do đó, một số bạn trong nhóm bị chủ nhà trọ không cho trở lại phòng vì sợ bị lây nhiễm”.
“Hơn thế, chúng tôi cũng tự nhận thấy rằng, nếu không may mình nhiễm bệnh có thể sẽ lây nhiễm cho cộng đồng, những người xung quanh. Thế nên, chúng tôi muốn tìm một nơi ở an toàn cho bản thân, người xung quanh để an tâm làm việc”.
Sau nhiều đắn đo, Vy và nhóm bạn liên hệ, xin xin lưu trú tại khách sạn Ambassador, nơi vừa chuyển thành khách sạn cộng đồng để hỗ trợ những người tham gia tuyến đầu chống dịch. Tại đây, cô và nhóm bạn được ăn, ở miễn phí, thoải mái sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
Được biết, khách sạn cộng đồng được anh Đinh Quốc Huy (35 tuổi, chủ khách sạn Ambassador) lên ý tưởng và kết hợp với một số bạn bè thực hiện. Anh Huy cho biết, trong một buổi nói chuyện với anh Nguyễn Tuấn Khởi, người có nhiều hoạt động vì cộng đồng trong mùa dịch, anh đã nảy ra ý định thành lập khách sạn cộng đồng.
“Trong buổi nói chuyện ấy, chúng tôi nhận thấy cần phải làm gì đó trong lúc này. Sẵn có khách sạn đang tạm ngưng kinh doanh, tôi quyết định thành lập khách sạn cộng đồng để hỗ trợ chỗ ở cho các y bác sĩ, tình nguyện viên trong tuyến đầu chống dịch”, anh Huy chia sẻ.
![]() |
Để đảm bảo công tác chống dịch, khách sạn được phun khử khuẩn hàng ngày. |
Ngoài ra, khách sạn cũng tạo điều kiện, cho phép những người có hoàn cảnh khó khăn, không lo được chỗ ở vì dịch bệnh vào lưu trú miễn phí. Tại khách sạn, toàn bộ khách lưu trú cũng được hỗ trợ các suất ăn trong ngày với giá 0 đồng.
Thậm chí, tại sảnh khách sạn cũng được chuẩn bị một lượng thực phẩm gồm mì tôm, trứng, sữa, nước uống… Nếu cần, khách lưu trú có thể đến đây lấy các hàng hóa này về sử dụng miễn phí.
Anh Nguyễn Văn Lưu (đại diện đơn vị hợp tác cùng anh Huy xây dựng khách sạn cộng đồng) cho biết, hiện nay, ngoài Ambassador, đơn vị đã thành lập thêm một khách sạn cộng đồng khác trên đường Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp, TP.HCM.
“Khách sạn ở Nguyễn Văn Lượng chủ yếu hỗ trợ đoàn y bác sĩ từ Thái Nguyên vào chống dịch tại TP.HCM. Trong khi đó, Ambassador vẫn đang hỗ trợ nhiều khách lưu trú khác nhau. Ở đây có y bác sĩ, học sinh, sinh viên là tình nguyện viên, thậm chí là người lao động nghèo, không có chỗ ở trong mùa dịch…”, anh Lưu chia sẻ.
![]() |
Khách lưu trú trước khi vào ở trong khách sạn phải khai báo y tế, đảm bảo công tác chống dịch. |
Mong muốn mô hình được nhân rộng
Anh Lưu kể, ngoài lực lượng chống dịch, hiện khách sạn cộng đồng tại Quận 1 đang hỗ trợ cho 2 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt. Đó là nam thanh niên không tìm được chỗ trọ và một lao động nghèo không đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Anh Lưu chia sẻ: “Một bạn đưa anh trai từ tỉnh Long An lên TP.HCM chạy thận. Sau đó, vì dịch bệnh, bạn này gặp khó khăn, không tìm được chỗ ở. Trường hợp khác là một lao động nghèo không đủ tiền đóng tiền thuê phòng. Cả đều được khách sạn hỗ trợ chỗ ở, suất ăn miễn phí”.
Trong khi đó, Lê Quân, tình nguyện viên tham gia công tác chống dịch cho biết, anh cảm thấy may mắn khi được lưu trú tại khách sạn cộng đồng. Quân nói: “Tôi được khách sạn hỗ trợ rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Hơn tất cả, chúng tôi có được nơi nghỉ ngơi an toàn cho mọi người sau ngày làm việc ở nơi dễ lây nhiễm”.
Đáp lại tình cảm của những người điều hành khách sạn cộng đồng, khách lưu trú cũng tình nguyện hỗ trợ khách sạn trong công tác lau dọn phòng, giúp giảm chi phí trong mùa dịch. Tất cả những người đang lưu trú tại đây như Lê Quân, Hạ My… đều cảm thấy vui, may mắn vì có được nơi nghỉ ngơi tiện nghi, an toàn.
![]() |
Khách lưu trú tại khách sạn cộng đồng được miễn hoàn toàn về chỗ ở lẫn các suất ăn trong ngày. |
Anh Đinh Quốc Huy tâm sự, với tình hình dịch bệnh như bây giờ, khách sạn không thể hỗ trợ khách lưu trú được tốt như dịch vụ thông thường. Tuy vậy, anh và nhóm bạn của mình vẫn cố gắng hết sức để đem đến những gì tốt nhất cho những người đang được mình hỗ trợ.
Anh nói: “Đi làm về, những người đang lưu trú tại khách sạn đều vào phòng và không đi ra ngoài. Tôi rất vui vì nhận thấy rằng, họ thật sự cảm thấy có được một nơi đủ an tâm, đủ thoải mái để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng chuẩn bị cho hoạt động chống dịch vào ngày mai”.
“Từ đó, tôi thấy mình làm được điều gì đó dù thật nhỏ nhoi góp phần vào hoạt động chống dịch của thành phố. Tôi rất mong mô hình khách sạn cộng đồng này sẽ được nhân rộng để hỗ trợ thêm được nhiều người. Hy vọng các đơn vị khác khi còn chưa thể kinh doanh hãy chung tay hỗ trợ thành phố chống dịch”, anh Huy chia sẻ.
Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mấy ngày qua, quanh tôi có quá nhiều câu chuyện đẹp, quá nhiều nụ cười bênh cạnh những lời thở than. Dịch bệnh đe dọa cộng đồng và để đánh bại nó chỉ có thể dùng chính sức mạnh cộng đồng.
" alt=""/>Chủ nhà không cho về vì sợ Covid, nhóm bạn trẻ được mời đến ở khách sạn